Ẩm thực Tây Nguyên

Ẩm thực Tây Nguyên

Ai đã đến Du Lịch Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, từ thịt rừng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã. Hãy cùng Hoàng Gia khám phá đặc sản Cao Nguyên lộng gió.


1. Thịt nai Đăk – Lăk
★ Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột – TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc… bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.

2. Gỏi lá
★ Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây Nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có như lá lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, mơ, cải cay, ổi, đinh lăng, sung, lá lốt, trâm, mã đề, diếp cá, chó đẻ răng cưa, quế, húng, thuyền đất… Mỗi loại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau. Lấy các loại lá này cuốn thành hình phễu để gắp vào đó các loại thức ăn. Các món ăn kèm với lá như thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang. Nước chấm được làm từ bỗng rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt.

3. Cơm lam
★ Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những người khách du lịch, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du khách. Để làm được cơm lam ngon đòi hỏi một sự tỉ mỉ đến từng chi tiết.  Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm lam ngon nhất khi ăn với muối vừng.

4. Gà nướng Bản Đôn
★ Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Con gà thường được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Bếp than to nên một lần có thể nướng quay nhiều con, cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, tươm mỡ bóng nhẫy. Thoạt nhìn cũng đủ cồn cào dạ dày. Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.

5. Rau rừng
★ Bữa cơm miền cao nguyên Gia Lai bắt đầu bằng món rau xanh luộc. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non có vẻ khá quen, nhưng khi hỏi tên nó thì người địa phương cũng chỉ biết đáp gọn lỏn: “Rau rừng!”. Theo lời người dân địa phương, rau rừng rộ ở Gia Lai chỉ khoảng chừng vài năm trở lại đây, trước đây là nó món “chống đói” của bộ đội Trường Sơn. Được trồng khá rộng rãi nên ở đâu cũng có, mùa nào cũng có, nhưng rau ngon nhất là ở đầu mùa mưa, khi cây nảy những đọt non xanh mướt, bóng lưỡng. Nó gắn liền với chất rừng núi của vùng Gia Lai nên người phương xa ghé Gia Lai, muốn tìm thứ gì đó mới lạ cho bữa ăn thì được giới thiệu ngay.

6. Cá lăng
★ Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng. Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo, món nào cũng thơm cũng ngon.

7. Canh cà đắng
★ Người dân tộc Tây Nguyên – Đắk Lắk, Đắk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê Đê nào cũng có trồng cà đắng. Cây có gai, có trái quanh năm, có loại ít và loại nhiều gai; càng nhiều gai cà càng đắng, đắng như khổ qua. Canh cà đắng thường giằm nhiều ớt cay và “đắng cay” này để thưởng thức chứ không… than vãn. Cầu kỳ hơn, da heo cắt cỡ chừng hai đốt ngón tay nấu thêm trong nồi canh cà đắng, tăng vị béo béo, dai dai mà ngon đáng kể.

8. Măng nướng xào “vêch” bò
★ Bạn đã nghe đến măng xào, măng luộc, măng chua, măng khô và những món được chế biến từ chúng. Nhưng chắc ít ai biết đến món măng thui hay măng nướng. Đây là một món ăn đặc sản ở xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk. Măng đã được nướng chín nên chỉ xào sơ qua cho nóng là có thể cho vêch (lòng phèo) bò vào chung. Trong khi xào phải đảo đều tay và liên tục để vêch không bị khô và dính vào đáy chảo. Mùi thơm của vêch bò, củ nén, của măng nướng như mời gọi. Nhìn nồi măng nghi ngút khói mà nước miếng cứ chảy ra. Người không quen ăn cay có thể chảy cả nước mắt, nhưng nồi cơm gạo rẫy mới thơm thơm, hết bay lúc nào không biết.

9. Cá tiến vua
★ Trên bàn tiệc, món rau rừng còn được bỏ vào lẩu cá, đa phần là những loài cá đánh bắt được từ sông Sê San. Dòng sông hùng vĩ, lắm thác ghềnh này ngoài khả năng thủy điện còn chứa trong lòng những loài thủy sản quý hiếm như cá sọc dưa, cá lăng, cá chiên, thậm chí cả loài cá anh vũ. Theo mô tả của người am hiểu về cá ở xứ này, cá anh vũ có dáng dấp khá giống cá trôi, nhưng vảy có sắc óng ánh, phần đầu thuôn và đặc biệt là cặp môi hình tam giác rất dày (có nơi còn gọi là cá lợn). Thịt cá chắc nhưng vẫn mềm mại, trắng và thơm, thường được làm thành vài món là nướng mọi, nướng muối ớt, hấp, nấu lẩu măng chua. Hấp dẫn hơn cả là món chiên giòn với gừng, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều. Ngon không chỉ vì thịt cá, mà còn bởi được tận hưởng cảm giác “làm vua” trên bàn tiệc đại ngàn, ai ăn cũng cứ luôn miệng tấm tắc khen.

10. Lẩu lá rừng
★ Ai từng ghé thăm phố núi Pleiku chắc đã được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội để nếm thử món lẩu lá rừng hấp dẫn. Món lẩu lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê Đê nơi đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê đê phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, lẩu lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa. Thưởng thức kèm với thịt heo rừng hấp, hay những món ăn dân dã khác sẽ giúp bạn cảm nhận hết hương vị của vùng đất cao nguyên hoang sơ. Vị cay nồng của lá cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao giờ quên được khi đã một lần thưởng thức lẩu lá rừng.

11. Heo rẫy nướng
★ Heo rẫy là loại heo đồng bào nuôi kiểu chăn thả tự nhiên. Hai món heo nướng cao nguyên và heo nướng muối ớt đều tỏa mùi thơm gốc rễ vì có chung mấy loại gia vị tẩm ướp cơ bản: củ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Món nướng cao nguyên thì chặt nhỏ xiên tre, món nướng muối ớt thì nướng nguyên con dùng dao xẻo tại bàn. Bí quyết heo nướng để lâu vẫn óng ả giòn thơm là dùng sô-đa đánh tan mạch nha và nước cốt chanh, phết nhiều lớp lên da, quay đều trên bếp than hồng.

12. Bò một nắng nướng
★ Thị trấn Củng Sơn (Phú Yên) là nơi sản sinh ra loại bò một nắng này. Ngày nay bò một nắng đã trở thành đặc sản phổ biến không chỉ ở Phú Yên mà còn ở các tỉnh Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc. Kiến vàng (hay còn gọi là kiến càng) là loại côn trùng chuyên sống trên cây trong rừng hay các vườn cây ăn trái. Kiến sau khi bắt về, cho lên chảo rang sơ kiến và trứng kiến. Sau đó cho thêm gia vị như muối, ớt vào cối và giã nhuyễn với một loại lá rừng đặc biệt có tên gọi là lá then len (tên gọi của người dân tộc).

Đặt chương trình tour
 
Tên và tên:
 
Số điện thoại:
 
Đặt tour:
Yêu cầu tour:
 
 




Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK