Tìm về lịch sử Lầu Ông Hoàng - Mũi Né

Tìm về lịch sử Lầu Ông Hoàng - Mũi Né

Lầu Ông Hoàng qua những ca từ đã từ lâu đi sâu vào lòng người của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, người con của Phan Thiết: “Lầu Ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng...” và những câu thơ ám ảnh tâm trạng trong bài “Phan Thiết! Phan Thiết” của thi sĩ Hàn Mặc Tử: “Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng/ Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang./ Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết/ Ôi trời ơi là Phan Thiết, Phan Thiết...” ghi dấu một mối tình đầy giai thoại của thi sĩ với nàng Mộng Cầm xinh đẹp ngày xưa…

Theo những tài liệu cũ, Lầu Ông Hoàng xưa kia nằm trên một trong 5 ngọn đồi đẹp ở phường Phú Hài, Phan Thiết. Đây vốn là một biệt thự do Ferdinand d’Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp bỏ ra số tiền 82.000 đồng bạc Đông Dương để xây, nhưng đến nay đã bị phá hủy và chỉ còn lại tàn tích. Địa danh này cũng được gắn liền với thi sĩ Hàn Mặc Tử trong giai đoạn ông đến Phan Thiết.

Nay nằm trên đỉnh đồi Bà Nài, thuộc địa phận phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Lầu Ông Hoàng là một địa điểm lịch sử nổi tiếng gắn với chuyện tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Xem thêm: Tour du lịch Mũi Né khuyến mãi 20% (2Ngày/1Đêm)

>>> Nơi nghỉ mát lý tưởng cho mọi du khách bởi khí hậu nắng ấm quanh năm. Cùng Hoàng Gia đến với vùng biển nắng tận hưởng kỳ nghĩ thứ vị với Đặc sản Phan Thiết Mũi Né.Hãy để chúng tôi, Công ty Du lịch Quốc tế Hoàng Gia mang đến cho bạn những trãi nghiệm tuyệt vời nhất từ chuyến du lịch này!

Khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị quý tộc Pháp cư ngụ ở đây.

Tháng 7/1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó làm tư dinh của mình.

Sau khi quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bốt với nhiều lô cốt quanh Lầu Ông Hoàng để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Từ đó khu vực Lầu Ông Hoàng trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt...

 

Lầu Ông Hoàng cũng là một địa danh gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử (1912 - 1940) bởi đây từng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của nhà thơ với người tình Mộng Cầm.

Nhà thơ Hàn Mạc Tử đã có nhiều bài thơ nói về Lầu Ông Hoàng, nổi tiếng nhất là bài "Phan Thiết Phan Thiết" với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết.

Trong bài thơ, Hàn Mặc Tử ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ.

 

Đứng trên đồi cao, nghe gió biển lồng lộng thổi, thành phố Phan Thiết dưới kia, nhà cửa chen chúc nhỏ xíu như khi ngồi trên máy bay nhìn xuống, đâu đây như nghe giọng ngâm thơ Hàn: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho/ Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò…”. Nhìn các em học sinh và những du khách, hí húi ghi chép những chi tiết thú vị do cô gái thuyết minh người Chăm kể, lòng bỗng tràn đầy niềm xúc cảm về một nơi chốn xưa, nơi chốn Hàn đã thú nhận: “Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư”, đã đi vào cuộc tình đẹp và thơ ca của ông…

 

Xem thêm: Tour Du Lịch Phan Thiết - Hàm Thuận Nam Ghép Đoàn Khuyến mãi (2Ngày-1Đêm)

Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK